Tin tức sự kiện

Tin Hudland

Share |

Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp bất đồng về việc huy động vốn của chủ đầu tư dự án BĐS

Cập nhật 22-06-2010,12:00 AM
Bộ Tư pháp khẳng định, văn bản hướng chủ đầu tư huy động vốn của Bộ Xây dựng có thể được nhiều doanh nghiệp áp dụng, gây tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng đã bán hành Công văn số 3 và Thông tư 4 về hướng dẫn Quy chế khu đô thị mới của Bộ Xây dựng không phù hợp với Luật Nhà ở.

Trong đó có quy định “Thời điểm đầu tiên của chủ đầu tư được phép huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trong dự án khu đô thị mới nêu trên thông qua hợp đồng giữa bên bán và bên mua là sau khi dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cho phép đầu tư và chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng, bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong giấy phép đầu tư".
 
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng nêu rõ, Thông tư số 4 hướng dẫn về thời điểm huy động vốn do Bộ Xây dựng ban hành đã vi phạm Luật Nhà ở.

Luật Nhà ở quy định: "Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng".
 
Trong khi đó, Thông tư số 4 lại cho phép chủ đầu tư được huy động vốn từ khi “chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư”.
 
Bộ Xây dựng đã có Văn bản gửi  Bộ Tư pháp giải thích, văn bản cho phép huy động vốn khi giải phóng xong mặt bằng vừa bị Bộ Tư pháp "tuýt còi" chỉ là... hiểu lầm.

Bộ Xây dựng khẳng định Thông tư số 4 hoàn toàn hợp pháp. Bộ Xây dựng khẳng định nội dung hướng dẫn này hoàn toàn phù hợp với Nghị định số 2 nhằm ngăn ngừa chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện đầu tư dự án đã tiến hành huy động vốn của khách hàng.
 
Bác bỏ lời giải thích của Bộ Xây dựng, Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản phản hồi, và khẳng định văn bản hướng dẫn bán nhà trên giấy của Bộ Xây dựng có thể được nhiều doanh nghiệp áp dụng, gây tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Theo Bộ Tư pháp, công văn của Bộ Xây dựng khẳng định: "Việc huy động vốn chỉ được phép áp dụng khi thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và công ty chứng minh được khả năng tài chính để đầu tư xây dựng dự án" là trái với điều 39 của Luật Nhà ở.
 
Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật khẳng định, việc huy động vốn đối với các dự án nhà ở bất kỳ ở đâu và lúc nào cũng phải tuân theo Luật Nhà ở.
 
Tức là chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế đã được phê duyệt và công trình đã xây xong phần móng.
 
Ông Sơn nhấn mạnh, Nghị định số 2 có hiệu lực thi hành trước Luật Nhà ở. Như vậy, từ thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, các nội dung của nghị định này phải rà soát để phù hợp với Luật Nhà ở.

Ngay cả tại các khu đô thị mới, nếu có dự án xây dựng nhà ở thì việc huy động vốn phải thực hiện theo Luật Nhà ở là "đã xây xong phần móng", không thể thực hiện các quy định của Nghị định số 2.
 
Cục Kiểm tra văn bản yêu cầu Bộ Xây dựng xem xét lại, có những xử lý phù hợp để chủ đầu tư, người mua, thuê nhà ở hiểu và thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở.
K.T
Tổng hợp
(CafeF.vn)
Các tin liên quan
Các tin mới
  @ 2014 Bản quyền thuộc về công ty Hudland
Khu vực nội bộ

  @ 2014 Bản quyền thuộc về công ty Hudland