Tin tức sự kiện

Tin tức chứng khoán

Share |

Chứng khoán châu Á được dự báo khởi sắc năm 2017

Cập nhật 22-02-2017,11:13 AM
Giới phân tích cho rằng chứng khoán châu Á có thể tăng trong ngắn hạn theo chứng khoán Mỹ, nhờ chính sách chi tiêu công sau khi ông Donald Trump nhậm chức.
Biến động chính trị, lãi suất âm và sự bùng nổ smartphone đã khiến chứng khoán châu Á chao đảo suốt 12 tháng qua. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường ở đây đều tăng trưởng so với năm ngoái.

Năm tới, giới phân tích cho rằng chứng khoán châu Á có thể tăng trong ngắn hạn theo chứng khoán Mỹ, nhờ chính sách chi tiêu công sau khi ông Donald Trump nhậm chức. Tuy nhiên, họ cho rằng lạm phát và thắt chặt cũng sẽ tăng tốc khi USD mạnh lên và Mỹ có khả năng áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại. Tại châu Á, tăng trưởng của Trung Quốc đã bình ổn từ giữa năm, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sự bình ổn này có thể còn tiếp tục, bất chấp NDT đang mất giá.
 

Chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản đi xuống, trong khi nhiều chỉ số khác tại châu Á tăng trưởng năm nay

"Nếu anh đầu tư vào thị trường đầu năm 2016, rồi nhắm mắt suốt cả năm, anh sẽ nghĩ đây là một năm tốt, không có bầu cử Mỹ, không có Brexit", Arthur Kwong - Giám đốc mảng cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương tại BNP Paribas Investment Partners cho biết. Công ty này dự báo tăng trưởng tại châu Á sẽ vượt xa nhiều nền kinh tế trên thế giới.  
          
1. Nhật Bản
Dự báo trung bình của các nhà kinh tế và nhà đầu tư với chỉ số Topix cuối năm tới là 1.600 - tăng 4% so với hiện tại. Hôm qua, chỉ số này chốt tại 1.540 điểm, giảm 0,5% trong năm, dù đã quay trở lại thị trường giá lên tuần trước.

Cổ phiếu Nhật Bản được dự báo có thêm lực đẩy từ môi trường kinh tế toàn cầu, nhờ sự lạc quan về kinh tế Mỹ dưới thời Donald Trump. Nửa cuối năm có thể gặp nhiều thách thức hơn, do thị trường sẽ hiểu rõ hơn về các chính sách của ông Trump. Còn nếu Fed vội vã tăng lãi suất, chứng khoán Nhật Bản sẽ bước vào giai đoạn "ì ạch".

2. Trung Quốc
Các chiến lược gia dự báo Hang Seng Index của Hong Kong (Trung Quốc) sẽ chạm 25.000 điểm cuối năm tới. Còn Hang Seng China Enterprises Index lên 11.000, tăng 13% so với hiện tại. Còn với Shanghai Composite, mức tăng sẽ tương đương 20%, lên 3.800 điểm, sau khi giảm hơn 10% năm nay.
 

 
Thị trường Trung Quốc có thể khởi đầu chậm chạm, nhưng tăng trưởng lợi nhuận sẽ hồi phục lên cao nhất 4 năm, do lạm phát ổn định. Năng lượng là lĩnh vực được các chiến lược gia ưa chuộng nhất. Cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm, tiêu dùng cũng được dự báo có kết quả tốt năm 2017. Trong khi đó, viễn thông và điện - nước có thể đi xuống.

Các chiến lược gia tại Citi cho rằng lo ngại của thị trường về đồng NDT yếu và Trung Quốc kiềm chế thị trường bất động sản đang "bị trầm trọng hóa". Do thị trường trong nước khởi sắc sẽ lấn áp các rủi ro thương mại năm tới.

3. Ấn Độ
Morgan Stanley nhận xét Ấn Độ "khá hấp dẫn" và sẽ có tốc độ tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2017. Sensex có thể lên 30.000 điểm tháng 12 năm tới. Năm nay, chỉ số này đã tăng 2,2%, lên 26.700.

Morgan Stanley lạc quan về cổ phiếu các ngành tiêu dùng, tài chính và công nghệ. Các ngành họ không đánh giá cao là sợi, năng lượng, viễn thông và điện - nước.

BNP Paribas nhận định việc nước này áp thuế tiêu thụ và nỗ lực chuyển thành xã hội không tiền mặt sẽ có tác dụng trong dài hạn. Do nó sẽ khiến nước này tăng trưởng đáng kể.

4. Hàn Quốc
Bloomberg dự báo chỉ số Kospi của nước này năm 2017 sẽ lên 2.472 điểm, tăng 21% so với mức đóng cửa hôm qua.
 

Việc Tổng thống Park Geun-hye bị đình chỉ quyền lực có thể khiến tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài hạn của nước này bị ảnh hưởng, do sự thiếu chắc chắn sẽ kéo dài trong ít nhất nửa năm, Macquarie nhận xét. Việc Mỹ tăng hàng rào bảo hộ với hàng hóa Hàn Quốc cũng là rủi ro với chứng khoán nước này.

5. Đông Nam Á
Giới phân tích cho rằng Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với rủi ro chính trị và "môi trường khắc nghiệt hơn" trong năm 2017. Năm nay, các nước mới nổi ở đây đã chịu tác động từ lo ngại về lãi suất.

Citi dự báo MSCI Southeast Asia Index sẽ lên 710 điểm năm tới, tăng so với mức 690 hiện tại. BNP Paribas dự báo Indonesia có thể tăng trưởng mạnh hơn nhờ hàng hóa. Tuy nhiên, chi tiêu Chính phủ và tăng trưởng đầu tư thấp vẫn là những lo ngại trong ngắn hạn.

Malaysia cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ khả năng Mỹ gia tăng bảo hộ thương mại, dưới thời Donald Trump. Trong khi đó, bất ổn địa chính trị có thể hạn chế đầu tư nước ngoài vào Philippines, nhưng tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân vẫn có thể thúc đẩy tăng trưởng tại đây.

Singapore được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm 2017. Còn tại Thái Lan, nợ hộ gia đình sẽ tăng cao. Tuy nhiên, Morgan Stanley lạc quan rằng thay đổi hiến pháp có thể giúp bình ổn chính trị cho nước này.
 
Theo vnexpress.net
Các tin liên quan
Các tin mới
  @ 2014 Bản quyền thuộc về công ty Hudland
Khu vực nội bộ

  @ 2014 Bản quyền thuộc về công ty Hudland